HỌC THẠC SĨ TRÁI NGÀNH CÓ KHẢ THI?

Việc học thạc sĩ không chỉ là con đường để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn là cơ hội để mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo học thạc sĩ đúng ngành. Vậy, liệu việc học thạc sĩ trái ngành có khả thi hay không? Cùng 360 Connect tìm lời giải đáp cho câu hỏi ấy nhé!

Vì sao học thạc sĩ trái ngành là hiện tượng không hiếm?

Khi học viên tốt nghiệp đại học một chuyên ngành, nhưng lên cao học lại theo đuổi một chuyên ngành khác, đó gọi là học thạc sĩ trái ngành. Có 2 hình thức học trái ngành chính: gần và xa. Tùy vào nhóm gần xa mà học viên cần bổ sung các kiến thức, thông tin khác nhau để đủ điều kiện theo học thạc sĩ trái ngành. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này. Chẳng hạn như chuyên ngành cử nhân không có cấp thạc sĩ. Hoặc sau một vài năm đi làm, họ tìm thấy định hướng mới trong sự nghiệp và cần phát triển những năng lực tương ứng để tăng sức bật cho bản thân – những người vốn đã ‘xuất phát chậm hơn’ so với số đông cùng ngành.  

Đôi lúc học trái ngành cũng chính là lợi thế khi bạn có kiến thức chuyên môn của nhiều ngành nghề và vận dụng chúng cùng lúc.

Học Thạc sĩ trái ngành có khả thi không?

Câu trả lời đương nhiên là có thể!

Hiện nay không hiếm thấy những trường hợp sinh viên tốt nghiệp một chuyên ngành nhưng muốn theo học Thạc sĩ một chuyên ngành khác. Việc theo học một chương trình đào tạo hệ Cao học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) một ngành học khác với ngành học ở bậc Cử nhân đã và đang được rất nhiều trường đại học trên thế giới chấp nhận. Chỉ cần bạn chứng minh được kinh nghiệm làm việc liên quan trong chuyên ngành muốn thay đổi hoặc có niềm yêu thích mãnh liệt, bạn đều có cơ hội chuyển đổi dễ dàng.

Cần làm gì trước khi quyết định học trái ngành?

Tìm hiểu về chương trình học 

Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về chương trình thạc sĩ trái ngành mà bạn quan tâm. Điều này bao gồm cấu trúc, mục tiêu và khả năng tích hợp kiến thức từ ngành gốc. Thông thường, để được chấp nhận theo học Thạc sĩ trái ngành, bạn cần đáp ứng một trong những điều kiện như sau:

  • Có kinh nghiệm làm việc trong ngành bạn muốn theo học Thạc sĩ. 
  • Có sự liên quan giữa chuyên ngành bạn học ở bậc Thạc sĩ và Cử nhân, hoặc có một số môn học chung. Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp cử nhân các ngành Ngôn ngữ vẫn có thể theo học các ngành về Báo chí, Truyền thông, Marketing, Kinh doanh…
  • Trong trường hợp các chuyên ngành hoàn toàn không giống nhau, sinh viên có thể phải học lại vài môn từ đại học hoặc một khoá dự bị đại học theo yêu cầu của trường. Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế nhưng lại muốn học Thạc sĩ các ngành yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao như Luật hay Công nghệ thông tin..

Lên kế hoạch

  • Viết personal statement: Việc viết personal statement sẽ giúp bạn ghi điểm lớn trong quá trình xin nhập học Thạc sĩ trái ngành. Đây là cơ hội để bạn trình bày chi tiết về bất kỳ quá trình học tập hoặc công việc có liên quan và thảo luận về những điểm mạnh mà khóa học sẽ hỗ trợ cho bạn. Hãy đề cập đến kinh nghiệm làm việc có liên quan tới ngành mà bạn muốn nộp hồ sơ. Bạn có thể kể về các nhiệm vụ, vị trí hay dự án mà bạn từng đảm nhận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên viết về kinh nghiệm làm việc nếu bạn đã có từ 2 năm trở lên – đủ để chứng minh sự đam mê và nhiệt huyết trong ngành mới này.

Bạn cũng có thể sử dụng việc tham gia hoạt động xã hội có liên quan đến chuyên ngành bạn muốn hướng đến.

  • Sự phù hợp: Xem xét mức độ phù hợp của chương trình với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy liên hệ với người học trước để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Thời gian và tài chính: Đánh giá khả năng dành thời gian và tài chính cho việc học. Thạc sĩ trái ngành có thể kéo dài thời gian học và yêu cầu sự đầu tư tài chính.

Điều kiện đầu vào bao gồm những gì?

Hãy kiểm tra điều kiện đầu vào của chương trình. Một số chương trình có yêu cầu kiến thức cơ bản từ ngành gốc, trong khi một số khác có thể tiếp nhận học viên từ nhiều ngành khác nhau. Các điều kiện cơ bản để nộp hồ sơ học Thạc sĩ trái ngành gồm:

  • Đạt điểm trung bình GPA ở bậc Cử nhân trên 7.0 (điểm càng cao bạn càng có nhiều cơ hội được xét duyệt).
  • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS đạt 6.5/ 9.0 hoặc TOEFL iBT đạt 90/120).
  • Đạt điểm GMAT trên 650 hoặc GRE trên 150.
  • Thư đề cử của giáo sư hoặc người thuộc quản lý/cấp lãnh đạo đã từng làm việc cùng bạn trong ngành mà bạn muốn theo học tại bậc Thạc sĩ.
  • Có kinh nghiệm làm việc  từ 2 năm trở lên. 
  • Đã tham dự 1 khóa dự bị thạc sĩ (dành riêng cho một số ngành đặc biệt).

Dù học thạc sĩ đúng ngành hay trái ngành thì đều có một mục đích chung, đó chính là giúp bạn trau dồi thêm nhiều hơn nữa những kỹ năng, kiến thức để trang bị cho tương lai của mình. 

Vui lòng liên hệ 360 CONNECT để được tư vấn!
Văn Phòng Úc
  • Suite 2, Level 1, 9-11 Grosvenor Street, Neutral Bay, Nsw 2089
  • Hotline: 0456 333 339
Văn Phòng Mỹ
  • 671 Safeharbour Dr, Ocoee FL 34761
  • Hotline: 407  300  5881
Văn Phòng Hà Nội
  • Tầng 9, Số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Hotline: 0912 399 360
Văn Phòng Hồ Chí Minh
  • 164/7 Đường số 1, Phường Tân Phú, Quận 7
  • Hotline: 0912 399 360
 

Trung tâm tin tức

Xem tất cả

Câu hỏi thường gặp

Xem tất cả

Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Có thể bạn quan tâm

Đặt hẹn tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí cùng chuyên gia di trú

    Chúng tôi luôn tôn trọng sự riêng tư của bạn. Tất cả các thông tin sẽ được bảo mật

    Liên hệ ngay với 360 Connect để nhận tư vấn du học nhanh và chất lượng nhất! Hotline: 0912 399 360 (Việt Nam) - 02 8003 3361 (Australia) - 407 300 5881 (U.S.A)